Tủ ATS máy phát điện là gì? 9 điều cần biết về tủ điện ATS

Tủ điện ATS máy phát điện đảm bảo cho toàn bộ hệ thống điện hoạt động liên tục, ổn định kể cả khi có sự cố mất điện. Mỗi doanh nghiệp, nhà máy, chung cư, bệnh viện,… đều cần trang bị loại tủ điện này để đảm bảo luôn có đủ nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Vậy tủ ATS máy phát điện là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ điện ATS như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tủ ATS máy phát điện là gì?

Tủ ATS máy phát điện (Automatic Transfer Switches) được hiểu là thiết bị có chức năng bảo vệ và chuyển đổi nguồn giữa nguồn điện chính và nguồn dự phòng (thường là nguồn điện lưới và nguồn máy phát điện). Từ đó đảm bảo luôn cung cấp nguồn điện ổn định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt không bị gián đoạn.

Hay hiểu đơn giản là khi điện lưới mất; tủ ATS sẽ truyền tín hiệu tới máy phát điện để máy phát điện tự động khởi động và đóng điện cung cấp cho các thiết bị phụ tải. Còn khi nguồn điện lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát.

Trên thực tế, thời gian trung bình chuyển nguồn dự phòng từ khoảng 5-10s; khi điện lưới phục hồi và thời gian chẩn đoán trung bình chuyển nguồn lưới thường khoảng từ 10 đến 30s.

Không những thế, tủ ATS còn là thiết bị bảo vệ điện lưới và máy phát điện khi xảy ra các sự cố ngoài ý muốn.

Tủ điện ATS được sử dụng rộng rãi ở những nơi cần cung cấp nguồn điện liên tục như khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại, chung cư, sân bay, bến xe, bến cảng,…

Tham khảo: Danh mục tủ chuyển nguồn tự động ATS

Tủ ATS máy phát điện

2. Cấu tạo tủ ATS máy phát điện

Tủ ATS được cấu tạo bao gồm phần như sau:

Vỏ tủ điện

Được làm bằng thép tấm có độ dày từ 2 -3mm, được sơn tĩnh điện; loại thanh giá hoặc tấm panel, có khoá an toàn, linh hoạt. Kích thước tủ điện lớn, nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng và công suất.

Thiết bị đóng cắt

Khởi động từ được khóa chéo liên động điện; dòng từ 9A-800A.

Bộ điều khiển

Dùng bộ điều khiển chuyên dụng tích hợp với tủ ATS (của Osung, Socomec, Schneider, Osemco….); ATS Controller lập trình tùy biến; dùng các rơ le logic; dùng các bộ PLC nhỏ (đối với ứng dụng phức tạp).

Linh kiện tủ ATS máy phát điện:

Thanh trung tính; đèn báo pha; gen nhựa; chuyển mạch 2-3 vị trí… Relay bảo vệ điện áp chuyên dụng : bảo vệ sụt áp; quá áp; mất pha sáng; sai số thứ tự pha.

Hệ thống đèn báo giúp người điều khiển vận hành linh hoạt các chế độ.

Mặt tủ:

  • Đèn MAIN: đèn báo điện lưới
  • Đèn GEN: đèn báo điện máy phát
  • Đèn MAIN ON LOAD: báo đang cấp điện lưới cho tải
  • Đèn GEN ON LOAD: báo đang cấp điện máy phát cho tải

Trong tủ :

  • Đèn GOOD: đèn báo điện lưới nằm trong phạm vi cho phép
  • Đèn ERROR: đèn báo điện lưới không đạt và một số đèn báo khác

Công tắc điều khiển: Chuyển mạch MAIN – AUTO – GEN (chế độ của ATS)

  • MAIN: đóng điện lưới cho tải không điều kiện
  • GEN: đóng điện máy phát cho tải không điều kiện
  • AUTO: chạy tự động hoàn toàn

Chuyển mạch AUTO – OFF – TEST (chế độ của máy phát)

  • TEST: chạy máy phát bất kể điện lưới thế nào
  • AUTO: chạy tự động hoàn toàn
  • OFF: tắt máy phát hoàn toàn

Ngoài các thành phần trên, tủ điện ATS còn tích hợp chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Xem thêm: Bộ điều khiển tủ ATS

Cấu tạo tủ ATS

3. Nguyên lý hoạt động của tủ ATS máy phát điện

Hệ thống chuyển đổi điện năng từ lưới điện chính; khi xảy ra sự cố sẽ cung cấp cho phụ tải từ máy phát điện. Khi điện lưới có trở lại, tủ ATS có nhiệm vụ kết nối phụ tải với nguồn điện chính và ngắt máy phát điện dự phòng.

Khối chuyển mạch của bộ chuyển nguồn ATS chuyển tải từ nguồn này sang nguồn khác khi nhận được tín hiệu từ khối điều khiển (bằng chế độ tự động) hoặc sẽ chuyển kênh theo ý muốn của người điều khiển (việc này diễn ra bằng tay). Khối điều khiển này yêu cầu cần phải có công suất chuyển mạch lớn (nó có thể đóng được những dòng điện lớn nhất nhiều lần so với dòng điện định mức).

Cùng với nó là thời gian chuyển mạch nhanh, độ tin cậy cao, hệ thống đơn giản, gọn nhẹ và dễ dàng trong việc vận hành, bảo dưỡng.

Khối chuyển mạch thường hoạt động dựa trên 3 nguyên tắc sau: Một là dùng công tắc tơ; hai là dùng áp tô mát; ba là dùng công tắc kiểu bập bênh. Thiết bị chuyển nguồn ATS lưới lưới phần chuyển mạch gồm có 3 cực, nó chỉ chuyển được mạch phần có điện áp ba pha. Còn trung tính thì chung cho cả 2 nguồn. Đối với thiết bị chuyển nguồn ATS lưới – máy phát thì lại thường có 4 cực, có thể chuyển mạch cả trung tính.

Những tủ ATS máy phát điện cao cấp còn có thêm chức năng hòa đồng bộ kết hợp với nhiều máy phát điện cùng lúc để đảm bảo nguồn điện không bị gián đoạn.

Nguyên lý hoạt động của tủ điện ATS

4. Quy trình vận hành hệ thống tủ ATS máy phát điện

Với những phụ tải yêu cầu không bị mất điện hoặc không được mất điện quá lâu thì hệ thống tủ ATS là thiết bị đảm bảo phụ tải được kết nối với hai nguồn điện là điện lưới và máy phát điện theo nguyên lý như sau:

Đầu tiên tủ điện ATS sẽ truyền tín hiệu để nổ máy phát

Sau đó khi máy phát có điện và hoạt động ổn định tủ ATS sẽ chuyển nguồn phụ tải từ điện lưới sang điện máy phát.

Khi điện lưới được cấp trở lại và hoạt động ổn định, tủ ATS máy phát điện sẽ truyền tín hiệu để dừng máy phát. Sau đó chuyển nguồn phụ tải từ máy phát sang điện lưới.

Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại tủ ATS cao cấp có chức năng mở rộng như kết hợp tủ hòa đồng bộ với nhiều máy phát. Đảm bảo cấp đủ công suất cho phụ tải khi xảy ra rủi ro về máy phát điện.

5. Hướng dẫn kết nối tủ ATS với máy phát điện

Kiểu 1: Kết nối ATS có máy phát điện qua cổng truyền thông hiện đại.

Lúc sử dụng kiểu kết nối này bạn cần có khả năng về lập trình và chỉ nên kết nối nhà máy của bạn với mạng điều khiển trong nội bộ. Hiện có rất ít đơn vị sử dụng hình thức này để kết nối.

Kiểu 2: Kết nối tín hiệu điều khiển ATS với máy phát điện qua cổng điều khiển từ bên ngoài.

Là phần lớn những bảng điều có các chức năng này; không chỉ những máy phát điện mà bao gồm các dòng máy khác như máy nén khí, hay máy khiến cho lạnh nước….Còn nếu bạn dùng chức năng điều khiển từ xa cho máy phát điện thì bạn sẽ cần để lại kiểu kết nối này cho chức năng chậm tiến độ.

Kiểu 3: Kết nối trực tiếp điện lưới vào những bảng điều khiển của máy phát điện.

Là kiểu kết nối này chỉ được hỗ trợ lúc bảng điều khiển của máy phát điện mang hỗ trợ chức năng ATS control; cùng lúc lúc kết nối ATS với máy phát điện theo kiểu này thì bạn không cần bất kì bộ lập trình nào.

Nguồn nuôi hay các phần tử điều khiển nào trong tủ ATS mà bạn chỉ cần độc nhất 2 MCCB cùng 1 khóa chéo về điện cộng sở hữu cơ khí 2 quận hút của MCCB nó sẽ được cấp nguồn nuôi trong khoảng bảng điều khiển xuống.

Mang các tủ ATS đặt xa máy phát điện hoặc MCCB quá lớn thì sẽ không nên cho dòng nuôi huyện hút MCCB đi qua tiếp điểm của bảng điều khiển. Nó cần qua 1 rơ le trung gian trong trường hợp này.

Sơ đồ kết nối tủ ATS với máy phát điện

6. Phân loại hệ thống tủ ATS

Trên thị trường hiện nay có các loại tủ ATS phổ biến, đó là:

  • Tủ điện ATS 1 nguồn điện lưới; 1 nguồn máy phát điện dự phòng. Loại này sử dụng nhiều trong các chung cư cao ốc, nhà máy sản xuất.
  • Tủ điện ATS 2 nguồn điện lưới chính; 1 nguồn máy phát điện dự phòng. Loại này thường được lắp đặt và sử dụng trong các khu công nghiệp lớn. Hệ thống điện lưới luôn có hai nguồn độc lập luân phiên nhau để bảo trì.
  • Tủ điện ATS 1 nguồn điện lưới; 2 nguồn máy phát điện dự phòng.

Hệ thống tủ  ATS cũng có thể được phân loại theo công suất như: 100A, 200A, 250A, 400A dùng khởi động từ là chủ yếu.

Với hệ thống ATS lớn khoảng 800A đến hàng ngàn ampe thì sử dụng máy cắt khí, bền bỉ hơn.

7. Lưu ý khi chuyển nguồn tủ điện ATS

Tủ chuyển đổi nguồn điện ATS bao gồm 2 công tắc chuyển mạch cơ khí của nguồn cung cấp bình thường và nguồn dự phòng.

Khi xuất hiện sự cố nguồn điện lưới; khoảng thời gian giữa hai công tắc chuyển mạch phải nhỏ nhất để đảm bảo nguồn điện cung cấp liên tục.

Khi đã khắc phục được sự cố nguồn điện lưới; hệ thống tủ ATS sẽ ngắt tải khỏi nguồn phát và kết nối vào hệ thống điện lưới.

8. Lựa chọn hệ thống tủ ATS

Việc chọn hệ thống tủ ATS máy phát điện loại nào tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi đơn vị. Các chuyên viên kỹ thuật tư vấn những yếu tố cần quan tâm để lựa chọn hệ thống ATS phù hợp như sau:

  • Dựa theo công suất của máy phát điện; tính toán khu vực ưu tiên sử dụng điện.
  • Cần xác định được công suất của trạm biến áp
  • Dựa theo vị trí lắp đặt hệ thống: nhiệt độ, môi trường,…
  • Được kết nối với hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp. Tự động báo cáo thông tin theo lịch trình đã được thiết lập sẵn.

9. Nhà cung cấp tủ ATS máy phát điện uy tín tại Việt Nam

Với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực cung cấp máy phát điện và phụ kiện máy phát điện chính hãng; Tổng Kho Máy Phát Điện ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình, đóng góp cho sự phát triển của ngành điện Việt Nam.

Ngoài các dòng sản phẩm chính là sản phẩm máy phát điện công nghiệp đến từ các thương hiệu hàng đầu trên thế giới; chúng tôi còn tập trung và đẩy mạnh sản xuất dòng sản phẩm tủ ATS lắp đặt cho các khu xưởng, nhà máy, chung cư, bệnh viện, các công trình điện trên toàn quốc.

Mọi thông tin cần hỗ trợ tư vấn, báo giá phát điện, tủ ATS hay các phụ kiện máy phát điện chính hãng,… Quý khách vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhiệt tâm, chu đáo.

Benzen Power là đơn vị phân phối máy phát điện công nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam. Chuyên phân phối các dòng máy phát điện và phụ kiện chính hãng. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp dịch vụ bảo trì sửa chữa, lắp đặt toàn quốc. Cam kết miễn phí 100% khảo sát và lắp đặt máy. Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ hotline dưới đây:

Chi nhánh miền Bắc: Số 22 Ngõ 6 Đường Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy

Hotline: 0965.10.8899

Chi nhánh miền Nam: Số 69, Đường số 7, Phường Bình Hưng Hoà, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0934.145.789

No comments yet.

Trả lời

 
1
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?