An toàn điện là gì? Nguyên tắc, Yêu cầu tiêu chuẩn chung về an toàn điện?

Điện năng là nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Tuy nhiên, việc sử dụng điện không đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của chúng ta. Do đó để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, chúng ta cần phải nắm vững những nguyên tắc và quy tắc sử dụng điện an toàn. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu An toàn điện là gì? Nguyên tắc an toàn điện? Các hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn điện? Yêu cầu tiêu chuẩn chung về an toàn điện? để tránh các rủi ro không đáng có khi sử dụng điện

Những điều bạn nhất định phải biết về an toàn điện

1. An toàn điện là gì?

An toàn điện được hiểu là hệ thống các biện pháp phòng ngừa, xử lý và ứng phó nhằm giảm thiểu tối đa các tai nạn do điện gây ra; bao gồm: điện giật, bỏng, tổn thương nội tạng, cháy nổ và các rủi ro khác. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ giúp đảm bảo an toàn và tiết kiệm khi sử dụng điện; cũng như tránh được những tổn thương đến người và tài sản.

Để bảo đảm an toàn điện phải có đủ các điều kiện và tác nhân tác động hữu hiệu bao gồm các chính sách pháp luật ATVSLĐ; con người lao động, sự nhận thức; những người lãnh đạo, phụ trách ATVSLĐ có sự quan tâm đúng mức; công tác đào tạo ngành nghề, tay nghề; đào tạo an toàn lao động chất lượng; nguồn vốn, kinh phí; trang cụ và thiết bị tiêu chuẩn an toàn; ISO tiêu chuẩn. Các nội quy an toàn lao động; chính sách an toàn lao động chi tiết; chế độ chế tài, thưởng phạt nghiêm…

An toàn điện là gì?

2. Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng điện không an toàn

Sử dụng điện không an toàn có thể dẫn đến những rủi ro và tai nạn nghiêm trọng, bao gồm:

  • Điện giật: Điện giật có thể xảy ra khi cơ thể người tiếp xúc với dòng điện. Điều này có thể gây ra các chấn thương, bỏng, suy tim, thậm chí có thể gây tử vong.
  • Cháy nổ: Nếu không tuân thủ các quy định an toàn về điện, điều này có thể dẫn đến cháy nổ hoặc các vụ tai nạn khác. Ví dụ, nếu sử dụng các thiết bị điện không đúng cách, chúng có thể gây ra nhiệt độ cao, gây cháy nổ.
  • Hỏa hoạn: Sử dụng quá tải, chập điện, sử dụng thiết bị điện không đúng cách hoặc để thiết bị điện gần nguồn nhiệt có thể gây ra cháy nổ và hỏa hoạn.
  • Tổn thương nội tạng: Các vấn đề về điện có thể gây ra tổn thương nội tạng và các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ, nếu bạn bị điện giật, điện có thể làm hỏng cơ quan và các chức năng trong cơ thể của bạn.
  • Thiệt hại tài sản: Sử dụng điện không an toàn có thể gây ra thiệt hại tài sản nghiêm trọng. Ví dụ, nếu các thiết bị điện bị chập cháy hoặc hỏng hóc do sử dụng không đúng cách, chúng có thể gây ra thiệt hại tài sản.

Tham khảo: Những điều cần biết về quá tải và ngắn mạch

Những rủi ro có thể gặp phải khi mất an toàn điện

3. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện sinh hoạt, các bạn cần tuân thủ những quy tắc an toàn điện dưới đây:

  • Chọn mua và sử dụng những thiết bị điện có chất lượng tốt để đảm bảo an toàn cho gia đình.
  • Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện như cầu dao hay aptomat đúng cách để ngắt dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải.
  • Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện có nắp đậy để che kín phần mang điện.
  • Nơi lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện cần đặt ở vị trí trên cao, khô ráo và thuận tiện. Nên lắp cách sàn nhà ít nhất 1.4m để tránh bị ảnh hưởng bởi nước hoặc độ ẩm.
  • Nối đất vỏ kim loại cho các thiết bị điện (máy giặt, tủ lạnh, bếp điện,…) để tránh nguy cơ giật điện.
  • Thường xuyên kiểm tra thiết bị; đường dây điện; thiết bị đóng ngắt bảo vệ điện trong nhà để phòng tránh các sự cố giật điện, cháy nổ.
  • Trong trường hợp thời tiết xấu, có sấm sét; hãy rút phích cắm của các thiết bị điện nối đất để ngắt điện. Khi nhà bị ngập, mưa bão làm tốc mái, tiến hành ngắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn.
  • Sắp xếp đường dây điện gọn gàng vừa tránh tai nạn vừa tránh các nguy hiểm do điện gây nên
  • Tắt và rút phích cắm các thiết bị điện khi vệ sinh hoặc kiểm tra chúng
  • Ngừng sử dụng thiết bị ngay lập tức nếu nó bị lỗi và đưa ngay đến trung tâm sửa chữa
  • Mang dép cao su; giày bảo hộ khi tiếp xúc với ổ điện để tránh các ảnh hưởng do rò rỉ điện gây ra

Không nên vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại

4. Các yếu tố cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn điện

Các yếu tố cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn điện bao gồm:

  • Kiểm tra đường dây điện, ổ cắm, công tắc và thiết bị điện có dấu hiệu hỏng hóc, bị gãy, biến dạng, rỉ sét, ẩm ướt, hoặc bị chập điện.
  • Kiểm tra tình trạng nối đất của hệ thống điện trong nhà để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị điện đều được nối đất đúng cách. Nếu nối đất không đúng cách, thiết bị điện có thể gây ra sự cố điện nguy hiểm.
  • Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt, quạt máy, máy tính và bộ lưu điện định kỳ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và an toàn.
  • Kiểm tra tình trạng bảo vệ quá tải và chống giật trong các thiết bị điện để đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách. Nếu các thiết bị này bị hỏng hoặc không hoạt động đúng cách, chúng có thể gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Kiểm tra các khu vực điện động lực có nguy cơ cao như phòng máy, nhà máy và nhà kho để đảm bảo rằng các thiết bị điện được bảo vệ đúng cách và các nhân viên được đào tạo về an toàn điện.
  • Kiểm tra hệ thống sử dụng điện tại các tòa nhà, khu chung cư và nhà ở định kỳ để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn điện đang được quy định.

Hướng dẫn: 5 điều cần lưu ý để sử dụng máy phát điện gia đình an toàn

5. Các nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện

Bên cạnh quy tắc an toàn khi sử dụng điện ở trên thì cũng có một số nguyên tắc trong sửa chữa điện mà các kỹ sư, thợ điện, thợ sửa chữa cần lưu ý:

  • Nắm vững kiến thức về cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của thiết bị điện cần sửa chữa để xác định nguyên nhân gây hỏng hóc. Từ đó, đưa ra phương pháp xử lý phù hợp và các bước cần thực hiện để sửa chữa.
  • Trước khi tiến hành sửa chữa, đảm bảo ngắt khỏi nguồn điện hoặc ngắt nguồn điện tổng nếu sửa lưới điện. Cần xả điện thiết bị và đường dây điện cần sửa chữa để tránh tụ điện vẫn còn sót lại trong đường dây hoặc thiết bị điện.
  • Thông báo trước cho những người xung quanh về việc đang sửa chữa điện hoặc treo biển báo “Cấm mở điện” hay tương tự để tránh tình trạng người khác vô tình bật nguồn trở lại gây nguy hiểm.
  • Nghiêm túc tuân thủ các quy tắc an toàn điện như trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, tăng cường các dụng cụ cách điện, không sửa điện ở khu vực ẩm ướt,…
  • Kiểm tra lại tình trạng rò rỉ điện trên bề mặt sau khi hoàn thành sửa chữa. Đồng thời, tiến hành các biện pháp tiếp đất, cánh điện cho thiết bị điện để đảm bảo an toàn sử dụng và ngăn ngừa các sự cố liên quan đến điện.

Tìm hiểu thêm về 7 Cấp cách điện

6. Quy trình an toàn điện khi sửa chữa điện

Khi tiến hành sửa chữa điện; để đảm bảo an toàn cho người trực tiếp sửa chữa hãy luôn đảm bảo làm đúng theo các bước sau

  • Bước 1: Ngắt điện: Việc tốt nhất cần làm đó chính là cúp CB để đảm bảo trong mạch không còn điện để có thể thao tác dễ dàng và an toàn nhất
  • Bước 2: Treo biển báo: Một biển báo “Cấm mở điện”; hay một biển cảnh báo tương tự là vô cùng cần thiết. Vì chắc hẳn không ai biết bạn đang sửa điện nếu họ không thấy bạn
  • Bước 3: Nếu bảng cấp điện nằm quá xa so với tầm mắt của người sửa chữa; tốt nhất nên cử một người giám sát để tránh tình huống vô tình mở CB. Nếu không có người giám sát nên tìm cách khóa CB, MCCB đã ngắt điện (dùng chốt, ổ khóa, băng keo, giấy dán…). Hoặc tốt nhất là khóa tủ điện nếu cần thiết
  • Bước 4: Xả điện thiết bị điện – đường dây điện cần sửa chữa. Vì có thể trong đường dây hoặc thiết bị điện sẽ có các tụ điện; các tụ điện này vẫn chưa xả điện kịp và có khả năng gây giật điện
  • Bước 5: Cách ly nguồn vào để có thể đảm bảo an toàn hoàn toàn

7. Cách sơ cứu khi bị giật điện

Nếu bạn hoặc ai đó bị giật điện, hãy làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Ngay khi nhận ra có ai đó đang bị giật điện, hãy tắt nguồn điện hoặc cố gắng ngắt kết nối giữa người đó và nguồn điện (ví dụ: sử dụng vật cứng như cây gậy, cần câu, v.v. để đẩy người đó ra khỏi nguồn điện).
  • Bước 2: Ngay lập tức gọi điện cho số cấp cứu 115 hoặc chuyển người bị tai nạn đến bệnh viện gần nhất.
  • Bước 3: Nếu người bị tai nạn đang nằm bất động và không thở; hãy tiến hành hô hấp nhân tạo (CPR). Nếu người đó bị bỏng hoặc có bất kỳ vết thương nào; hãy tiến hành cấp cứu y tế càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Không tiếp xúc với người bị giật điện trực tiếp, tránh sử dụng các dụng cụ kim loại để tiếp xúc với người bị giật điện. Nếu cần phải tiếp xúc với người đó; hãy sử dụng các dụng cụ cách điện như gậy, cây cần;… để đẩy người đó ra khỏi nguồn điện.

Cách sơ cứu khi bị giật điện

8. Các thiết bị an toàn điện

Nhắc đến các quy tắc an toàn khi sửa chữa điện, chắc chắn; bạn sẽ không được bỏ qua các thiết bị an toàn điện.

Đây là những công cụ bảo hộ được các công ty, xí nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa điện trang bị cho nhân viên khi làm việc trực tiếp với điện để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh. Dưới đây là một số trang bị cần thiết thường được dùng:

  • Găng tay cách điện
  • Găng tay da bảo vệ
  • Tay áo cách điện
  • Quần áo chống hồ quang điện
  • Giày/ủng cách điện
  • Tấm phủ cách điện
  • Dây dẫn cách điện
  • Sào cách điện cứu hộ
  • Thiết bị kiểm tra/thử điện: ampe kìm; đồng hồ vạn năng; bút thử điện; đồng hồ đo điện trở cách điện,…

Benzen Power là đơn vị phân phối máy phát điện công nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam. Chuyên phân phối các dòng máy phát điện và phụ kiện chính hãng. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp dịch vụ bảo trì sửa chữa, lắp đặt toàn quốc. Cam kết miễn phí 100% khảo sát và lắp đặt máy. Khách hàng cần tư vấn xin liên hệ hotline dưới đây:

Chi nhánh miền Bắc: Số 22 Ngõ 6 Đường Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy

Hotline: 0965.10.8899

Chi nhánh miền Nam: Số 69, Đường số 7, Phường Bình Hưng Hoà, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0934.145.789

No comments yet.

Trả lời

 
1
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?