Để có thể biết được dòng điện của bạn có đang được vận hành ổn định hay không; cần sử dụng đến đồng hồ vạn năng kiểm tra. Nhưng sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện một chiều và xoay chiều thì không phải ai cũng biết. Tham khảo chia sẻ dưới đây của Tổng Kho Máy Phát Điện để tìm câu trả lời.
1/ Dòng điện một chiều là gì?
Dòng điện một chiều là dòng chuyển động có hướng của các hạt electron; các hạt electron này mang điện theo chiều hướng chuyển động nhất định từ dương sang âm hoặc các dòng chuyển động của các điện tử tự do.
1.1/ Hướng dẫn cách đo dòng điện một chiều bằng đồng hồ vạn năng
Để có thể kiểm tra được kết quả chính xác nhất; thực hiện phép đo này với đồng hồ vạn năng; bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chèn dây dẫn màu đỏ vào đầu cực (+) của thiết bị và dây dẫn thử nghiệm đen vào chân COM.
Bước 2: Đặt công tắc về phạm vi điện áp DC điều chỉnh với phạm vi đo phù hợp.
Bước 3: Nối đầu dò màu đỏ với cực dương (+) của mạch bên dưới và đầu dò màu đen với cực âm (-) của mạch ( song song).
Bước 4: Đo điện áp nhỏ hơn 250V; đặt bộ chọn phạm vi chuyển sang vị trí dải điện áp thấp hơn để đọc chính xác hơn.
Bước 5: Tính kết quả đo được V= A x (B/C)
Lưu ý:
- Khi đo điện áp lớn hơn 250V cần phải tắt nguồn đến mạch.
- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
- Kiểm tra đường dây dẫn và dụng cụ trong quá trình đo điện áp.
- Không thực hiện phép đo điện áp trên phạm vi đo DC mA hoặc ohm. Điều này có thể gây ra hỏng thiết bị hoặc nổ cầu chì.
2/ Dòng điện xoay chiều là gì?
Dòng điện xoay chiều hay còn được gọi là dòng điện AC (Alternating Current). Dòng điện và cường độ thay đổi theo thời gian; sự thay đổi này thường tuân theo một chu kỳ. Dòng điện xoay chiều được tạo ra do biến đổi nguồn điện một chiều hoặc từ các máy phát điện xoay chiều.
2.1/ Hướng dẫn đo dòng điện xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng
Đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng thường được ứng dụng cho các thiết bị điện gia đình; nhà máy; đường dây điện thương mại; ….Dưới đây là cách đo điện năng xoay chiều bằng đồ hồ vạn năng:
Bước 1: Chèn dây dẫn màu đỏ vào cực dương của thiết bị và màu đen và chân Com của vạn năng.
Bước 2: Di chuyển núm vặn đến thang đo điện áp AC và ở dải đo phù hợp. Bạn để thang AC cao hơn điện áp cần đo 1 nấc.
Bước 3: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (đo song song với nhau).
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng cần tuần thủ một số lưu ý dưới đây mà Tổng Kho Máy Phát Điện muốn gửi đến bạn:
- Cần được đảm bảo rằng pin được lắp chắc chắn. Bên cạnh đó; cầu chì cũng cần được lắp đúng vị trí để tránh sự cố chập điện khi thao tác.
- Các đầu dò thử nghiệm được thiết kế an toàn; không bị đứt dây và chắc chắn chúng được kết nối với thiết bị trước khi sử dụng.
- Kiểm tra kim của thiết bị đo điện thẳng hàng với 0 ở đầu bên trái; nếu không xoay điều chỉnh zero để đảm bảo mang đến phép đo chính xác. Không thực hiện nếu con trỏ chưa được về 0.
- Không sử dụng thiết bị trong môi trường dễ cháy nổ khi thực hiện các phép đo dòng điện.
- Cần cẩn thận trong quá trình chọn thang đo. Không đặt điện áp vào phạm vị dòng điện hoặc điện trở;sẽ làm ảnh hưởng đến cầu chì hoặc những thiết bị điện.
- Nên đặt công tắc chọn phạm vi DC 250mA để có thể bảo vệ thiết bị; chống lại cháy hoặc khi sử dụng; đảm bảo công tắc OFF sau mỗi lần sử dụng.
Trên đây là hướng dẫn cách đo dòng điện một chiều và xoay chiều bằng bằng đồng hồ vạn năng đơn giản; nhanh chóng và chính xác. Tổng Kho Máy Phát Điện hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực thiết bị đo; liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn tận tình qua hotline 24/7.
No comments yet.