Chúng ta thường nghe hoặc thấy những cụm từ “Công suất dự phòng” (viết tắt là CSDP) hay “CSDP khẩn cấp” khi nhắc tới máy phát điện công nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ về tính ứng dụng của nó trong thực tế như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
I. Công suất dự phòng là gì?
Định nghĩa Công suất dự phòng khẩn cấp (Emergency Standby Power – ESP):
“Công suất tối đa sẵn sàng đáp ứng tuần tự tải thay đổi, dưới điều kiện hoạt động định kỳ, qua đó một máy phát điện có khả năng cung cấp tải trong trường hợp mất điện lưới hay trong điều kiện kiểm tra có thể lên đến 200 giờ hoạt động mỗi năm với các quy trình và chu kỳ bảo dưỡng được tiến hành theo chỉ định của nhà sản xuất”. – Theo ISO 8528
Nói cách khác, CSDP là công suất đạt cực đại dùng tại trường hợp khẩn cấp và trong thời gian ngắn.
Công thức:
CSDP = Công suất liên tục X 1.1
Đơn vị:
Tính bằng kVA hoặc kW
II. Ứng dụng trong thực tế
Với ưu điểm là đáp ứng kịp thời công suất tối đa trong thời gian ngắn, công suất dự phòng thường được ứng dụng trong các trường hợp mất điện lưới đột ngột. Điển hình như:
- Đảm bảo hoạt động cho các cơ quan hành chính, nhà nước.
- Các hoạt động dịch vụ và bảo dưỡng của các tòa nhà
- Đảm bảo an toàn cho Trung tâm dữ liệu.
- Đáp ứng kịp thời cho cơ quan Y tế
Được coi như phao cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên trên thực tế, nó vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Chi phí vận hành cao:
Như đã nói ở trên, khi vận hành ở chế độ Standby tổ máy sẽ đạt công suất lớn bằng 110% công suất liên tục. Đương nhiên lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng lớn hơn.
Mỗi một nhãn hiệu tổ máy và công suất khác nhau có mức tiêu hao khác nhau.
- Nhiệt độ bên trong đầu phát và động cơ cao hơn.
Khi chạy quá công suất liên tục của đầu phát thì cuộn roto và stator sẽ sinh nhiệt lớn hơn ảnh hưởng rất lớn đến lớp sơn cách điện của các cuộn dây, nói cách khác là ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của đầu phát điện.
Động cơ máy phát điện công nghiệp là động cơ đốt trong. Có nhiệt độ rất lớn khi vận hành, thường cần đến hệ thống làm mát bằng nước. Khi công suất tăng cao đột ngột kéo theo sự tăng nhiệt độ. Đây cũng là 1 trong những lý do khiến cho công suất dự phòng chỉ kéo dài không quá 200 giờ trong vòng 1 năm.
III. Bảng công suất dự phòng của 1 số tổ máy trên thực tế
Dưới đây là CSDP của một số tổ máy theo 2 đơn vị là kVA và kW để bạn đọc dễ hình dung.
Tên tổ máy | Công suất dự phòng (Standby Power) | |
Cummins 50kVA | kVA | 55 |
kW | 44 | |
Kofo 90kVA | kVA | 99 |
kW | 79 | |
Yanmar 50kVA | kVA | 55 |
kW | 44 | |
Perkins 1000kVA | kVA | 1100 |
kW | 880 | |
Vman 750kVA | kVA | 825 |
kW | 660 |
No comments yet.